Nhảy múa đem lại nhiều lợi ích cho trẻ: Nhảy múa làm tăng nhịp tim, tăng sức bền, khả năng chịu đựng và đặc biệt là tăng sức khỏe tim mạch nói chung. Với các bé nhỏ tuổi, đây là một cách giúp bé nâng cao nhận thức về cơ thể mình, tăng khả năng điều khiển các hoạt động tinh vi, linh hoạt theo âm nhạc giúp cho trẻ phát triển toàn diện
Vai trò của nhảy múa đối với trẻ
1. Nhảy múa giúp trẻ biểu lộ cảm xúc và tình cảm của bản thân theo một cách an toàn. Trẻ học được cách điều khiển cảm xúc và nhận ra rằng mình có thể biểu lộ và xử lý các cảm xúc tiêu cực và tích cực thông qua những hành động tích cực đến từ việc nhảy múa.
2. Nhảy múa có vai trò của nhảy múa đối với sức khỏe của trẻ: Nhảy múa làm tăng nhịp tim, tăng sức bền, khả năng chịu đựng và đặc biệt là tăng sức khỏe tim mạch nói chung. Với các bé nhỏ tuổi, đây là một cách giúp bé nâng cao nhận thức về cơ thể mình, tăng khả năng điều khiển các hoạt động tinh vi. Cũng giống như các loại hình thể thao khác, nhảy là một môn đòi hỏi cường độ tập luyện thể chất cao.
3. Nhảy múa giúp trẻ thực hành và kiểm soát tốt cơ thể:Khi trẻ tham gia học nhảy múa đồng nghĩa trẻ sẽ được học về những phương pháp chuyển động cơ thể: học những động tác di chuyển cao, hay thấp, hay trên, dưới, trước, hay sau; cách căng và thả lỏng cơ thể; cách thức giao tiếp với môi trường xung quanh... Từ đó cơ thể trẻ sẽ linh hoạt hơn, phối hợp các hành động thông qua nhảy múa.
4. Nhảy múa giúp tạo cơ hội để lựa chọn và giải quyết vấn đề cho trẻ: Nhảy múa không chỉ giúp bé phát triển thể chất, tinh thần hay kĩ năng xã hội. Đây còn là một hình thức giáo dục đặc biệt. Sự kết hợp giữa vận động, âm nhạc và biểu diễn giúp nâng cao nhận thức và cảm giác của trẻ. Khả năng chú ý, trí nhớ đều được phát huy.
5. Nhảy múa giúp trẻ có cơ hội để nâng cao các kĩ năng xã hội
Nhảy hiện đại cung cấp và phát triển cho trẻ các kỹ năng xã hội như: tinh thần đồng đội, kỹ năng lắng nghe, biết tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giúp trẻ không còn rụt rè, sợ sệt trước người lạ mà thay vào đó là mạnh dạn hơn trong cuộc sống.